Ta đang bám sát người "chạy nhanh" và cũng đang "tăng tốc" hay đang bị tụt lại phía sau? Do chúng ta chọn!
Rất tiếc là chỉ số ít người hiểu được bài viết này!
Người lãnh đạo A phải đối mặt với điều gì?
Tại sao càng lên cao càng cô đơn?
Ban đầu họ chạy với tốc độ còn thấp, chỉ 20km/giờ và có những người chạy dưới 20km/giờ (nhóm 1 là số đông) theo họ và muốn được giúp đỡ để chạy được 20km/giờ. Những người chạy trên 20km/giờ (nhóm 2) chưa theo học người lãnh đạo A khi người lãnh đạo A chưa chạy nhanh hơn họ.
Theo thời gian, người lãnh đạo A phát triển tăng tốc khả năng có thể lên đến 30km/giờ và họ tiếp tục tiến về phía trước. Những người trên 20km/giờ (nhóm 2 có số lượng ít hơn nhóm 1) trước đây chưa theo người lãnh đạo A thì bây giờ sẽ đến và muốn theo người lãnh đạo A học cách chạy được 30km/giờ. Lúc này người lãnh đạo A vừa cần tiếp nhận và dạy những người trên 20km/giờ (nhóm 2) vừa phải tiếp tục nâng cấp mình lên 50km/giờ. Và quá trình đó cứ tiếp tục không giới hạn gặp nhóm 3, nhóm 4 ...
Trong số những người quá khứ dưới 20km/giờ (nhóm 1 là nhóm đông nhất), một số ít có thể phát triển với tốc độ theo sát người lãnh đạo A thì mới đồng hành với người lãnh đạo A được (Ví dụ: Khi người lãnh đạo A lên 30km/giờ thì họ cũng lên trên 20km/giờ, khi người lãnh đạo A lên 50km/giờ thì họ cũng bám sát gần 50km/giờ ... và cứ như vậy đồng hành lâu dài).
Trong số những người quá khứ dưới 20km/giờ (nhóm 1) sẽ là SỐ ĐÔNG không vượt lên được 20km/giờ khi mà người lãnh đạo A đã vượt qua 30km/giờ, thậm chí khi người lãnh đạo A đã lên tốc độ 50km/giờ và hơn nữa ... mà những người nhóm 1 vẫn còn chạy với tốc độ dưới 20km/giờ. Khoảng cách giữa họ ngày càng xa.
Tương tự như vậy đối với những người nhóm 2, rồi nhóm 3 ... luôn là số ít theo kịp người lãnh đạo A thì đồng hành, số đông bị tụt lại phía sau.
Những người tụt lại phía sau vẫn rất muốn tiến về phía trước, nhưng họ sẽ có cảm giác bị người lãnh đạo A bỏ rơi, bởi vì người lãnh đạo A không thể dừng lại vì họ được, người lãnh đạo A phải chạy với tốc độ cao hơn để giúp những người có tốc độ cao hơn nữa đang cần giúp đỡ.
Và những người bị tụt lại luôn bất mãn, mất niềm tin, nghĩ rằng lãnh đạo A thiếu trách nhiệm, không quan tâm, bỏ rơi họ, không còn tình cảm và tốt bụng với họ như thời đầu gặp họ nữa, cũng không thấu hiểu họ, không giúp đỡ họ được theo cách họ muốn, theo cách họ cho là tốt, thậm chí năng lực không tương đồng họ không hiểu được các lựa chọn, cách làm của người lãnh đạo A, họ cho rằng người lãnh đạo A sai lầm, bảo thủ không nghe theo họ ... trong mắt họ người lãnh đạo A giờ đã "thay lòng đổi dạ" không còn như xưa, hoặc thậm chí ngày xưa chỉ là giả tạo, giờ mới là "bộ mặt thật" coi thường họ, lợi dụng họ, bỏ rơi họ v.v... đủ các điều được đưa ra.
Những người tốc độ thấp bị bỏ lại thì rất đông, càng cao thì càng ít người bị bỏ lại hơn, nhưng càng cao lại càng là số ít.
Đó chính là lý do tại sao càng lên cao người lãnh đạo càng cô đơn và ít người hiểu họ, số đông ở dưới rất xa kia chỉ kêu than, trách móc, không thể hiểu được. Nếu họ hiểu, họ đã tăng tốc được để không bị bỏ lại.
Số đông người đau khổ đều là những người thất bại nhưng lại cứ mong chờ, kỳ vọng, đòi hỏi người khác phải quan tâm giúp đỡ mình, hoặc hành xử theo cách có lợi cho họ. Họ đi tìm chỗ dựa nơi người khác, khi dựa vào không được thì họ mất vui, thậm chí hận thù.
Ngược lại, số ít người bình an và thành công chỉ tập trung vào tư duy mình có thể làm gì, giúp gì, ích lợi gì cho người khác và vô tư làm. Quan điểm của họ là niềm vui khi được cống hiến. Họ tự cho mình là chỗ dựa cho người khác.
Thế mới có câu hát rất hay: Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay.
Ta định vị mình là người cống hiến hay là người đòi hỏi?
Không ai trong số đông "chạy chậm" kia hiểu rằng: Xứ mệnh, số phận, hành trình của người lãnh đạo A là như vậy. Còn họ phải tự mình vượt lên trong hành trình của chính mình.
Người lãnh đạo A vẫn dõi theo vẫn tìm cách, khi có cơ hội, vẫn tìm cách giúp những người bị tụt lại, nhưng làm sao kéo người chạy dưới 20km/giờ nhanh chóng vượt lên trên 50km/giờ và hơn thế trong một khoảng thời gian ngắn?
Tất cả đều có giá của nó, có lý do của nó, có sự xứng đáng, tự thân, không ai giúp được ai điều gì nếu xét cả quá trình dài, ngoại cảnh chỉ là yếu tố bổ trợ. Quyết định số phận là ở mỗi người.
---
Hãy bình tâm và kiên nhẫn!
Nghiệp của ai người nấy trả.
Mọi sự đều có lý do của nó. Vô lý ở đời này nhưng có lý từ những đời trước.
Sự việc xảy ra thế nào là phải xảy ra như thế.
Nhưng khi nó xảy ra, tâm ta có bình an hay không và ta có chọn cách ứng xử bình tâm và cao thượng hay không thì quyết định tương lai ta về dâu.
Làm gì thì làm, đúng sai gì thì đúng sai, thành công hay thất bại cũng không quan trọng bằng: TÂM ta BÌNH, đầy tình thương, và lòng biết ơn vô hạn với tất cả.
---
Đừng cố ganh đua, ngụp lặn hơn thua hay mong cầu những tiền bạc, danh vọng, khen chê, ... (8 gió thế gian) mà làm ta xao động bất an. Làm thì cứ làm, mục tiêu cứ mục tiêu, phấn đấu cứ phấn đấu ... nhưng đừng để nó làm cho mất đi sự bình an bên trong chính mình.
Thật khổ và thương cho ai vì những điều tầm thường mà mất đi những người bạn trong sự bất an. Đáng thương nhất là những ai bất an với những tham muốn và nỗi sợ. Người bình an không sợ hãi, không ham muốn thì luôn đúng.
Hãy quay vào bên trong mình và quan sát.
Học viện Vạn Phúc - Siêu Môi giới Số 1 Việt Nam Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.