Đầu thập niên 70, sau những thành công vanh dộI trên màn bạc, ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long – cũng xuất thân là môn đồ Vịnh Xuân quyền – đã trở nên ngạo mạn, tự coi phái Vịnh Xuân là “duy ngã độc tôn” và sổ toẹt không kiêng nể những tinh hoa võ thuật khác.

Anh dè bỉu Karatédo :”Khi Karaté chấm dứt thì Vịnh Xuân quyền mớI bắt đầu”. Quá say sưa vớI danh tiếng của Triệt quyền đạo do mình sáng lập, Lý Tiểu Long quay sang đả phá sự khổ luyện bài bản: ”Sự múa may của võ thuật cổ truyền chỉ là sự sắp xếp trong tuyệt vọng”.


Khi Lý đột tử, những đồng môn của anh đã nhanh chóng vồ lấy những lời tuyên bố phi võ thuật này để cổ xúy cho một phong trào “Tân Vịnh Xuân” thực dụng, vứt bỏ toàn bộ các bước căn bản của “Ngũ hình quyền” (Long Xà Hổ Báo Hạc) vốn là tinh hoa của Vịnh Xuân vì nếu học đủ những tinh hoa này thì… quá mất thời gian. Thay vào đó, võ thuật Tân Vịnh Xuân (Triệt Quyền Đạo) chỉ coi trọng kỹ thuật chiến đấu, việc dạy và việc học chỉ còn là những ngón nghề đấm đá, thuần túy bạo lực, cùng tấm ảnh Lý Tiểu Long cắt từ áp phích phim choán chỗ bàn thờ tổ. Và hậu quả nhãn tiền là điều không tránh khỏi: học cấp tốc, thi đấu cấp tốc, các võ sĩ Tân Vịnh Xuân cũng liên tiếp thảm bại trên các đấu trường, khiến Vịnh Xuân quyền nói chung trên thế giớI bị sa sút thảm hại.

Không thể kéo dài sự nhập nhằng này, để xiển dương những tinh hoa võ phái, Nam Anh Đại Sư phảI khai sinh ra Vịnh Xuân Nam Anh Kungfu, nhằm tránh sự ngộ nhận. Ý đồ nghiêm túc, nguyên tắc chặt chẽ, Nam Anh Kungfu nhanh chóng lấy lại được sự kính trọng cho Vịnh Xuân quyền.

Hàng loạt cao thủ của các võ phái khác đã tự nguyện tìm đến xin làm môn đồ Vịnh Xuân, trong đó có Phạm Huy Chú – HCV Taekwondo Đông Nam Á, Mai Trọng Hiếu – vô địch hạng nặng Taekwondo toàn quốc, Trần Ngọc Xuyên – cao thủ Lam Sơn Võ đạo và Võ Đang, Mai Văn Sáu - tứ đẳng Karatédo, sau này là chủ tịch HộI Karatédo thành phố Hồ Chí Minh.

Dù đã thành công, đã trở thành “sư phụ của các sư phụ”, được nhiều ngườI ngưỡng mộ, Nam Anh đại sư vẫn tiếp tục khổ luyện. Trong 4 năm (1982–1986), nắng cũng như mưa, ông vẫn đều đặn bỏ ra mỗI ngày 5h đạp xe từ nhà mình ở đường Nam Kỳ KhởI Nghĩa (Q.3) xuống chợ Bình Tây (Q.5) để học thêm phái Bạch Mi của đại sư lừng danh Lư Diệu Hằng để rồi sau đó được đại sư này phong Hồng đai cửu đẳng - đẳng cấp cao nhất của võ phái Bạch Mi .