TẠI SAO CÁC CHUYÊN GIA ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG CAO?
VÌ SAO BẠN THỨC DẬY VÀO SÁNG HÔM NAY ?
TẠI SAO CÁC CHUYÊN GIA ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG CAO?
Có thể một dấu + nào đó dưới đây sẽ giúp bạn hôm nay và những ngày sau đó, thậm chí cả cuộc đời về sau thay đổi sang một hướng hoàn toàn khác.
+ Động lực và cảm hứng là thứ chỉ dành cho kẻ nghiệp dư:
Nhìn từ xa, những tài năng hàng đầu có vẻ có một cuộc sống sung sướng, hào nhoáng. Nhưng khi bạn nhìn gần hơn, bạn sẽ thấy họ dành phần lớn cuộc sống của họ để tập luyện trên tác phẩm của họ. Họ không hề cao ngạo, thay vào đó, họ thức dậy vào buổi sáng và làm việc mỗi ngày, dù họ có thích nó hay không. Như nghệ sĩ Chuc Close nói: “Cảm hứng là thứ chỉ dành cho kẻ nghiệp dư”.
+ Bền bỉ:
Gần đây, một nhà nghiên cứu tên Angela Duckworth ở Đại học Pennsylvania đã đo lường ảnh hưởng của sự bền bỉ ở 1200 học viên trường sĩ quan trước khi họ bước vào khóa đào tạo đầy cực nhọc vào mùa hè. Những học viên được làm một bài kiểm tra ngắn: 17 câu hỏi yêu cầu họ tự cho điểm bản thân về những khả năng như bám chặt lấy mục tiêu, được truyền động lực bởi thất bại, hay kiên trì trước những thử thách. Bài kiểm tra – chỉ mất hai phút để hoàn thành – đã dự báo một cách chính xác đến kinh ngạc việc một học viên có thành công hay không.
Sự bền bỉ không phải tự sinh ra. Nó được luyện tập và phát triển, giống như cơ bắp, và sự phát triển đó bắt đầu tự việc nhận thức.
+ Những người thầy và huấn luyện viên vĩ đại thường dành một phần lớn thời gian để dạy những điều cơ bản – cách bạn cầm gậy đánh golf, hay cách bạn gảy một nốt trên đàn guitar. Họ hiểu một sự thật quan trọng: Những điều cơ bản đó là cốt lõi của kỹ năng. Bạn càng phát triển bao nhiêu, chúng càng quan trọng bấy nhiêu.
+ TẠI SAO CÁC CHUYÊN GIA LẠI ĐƯỢC NHẬN THÙ LAO CAO?
Trong khi trông có vẻ họ nhàn hạ và ít đổ mồ hôi hơn những người lao động cần cù chăm chỉ đổ nhiều mồ hôi. Liệu có sự bất công nào ở đây không?
Các chuyên gia trong các lĩnh vực khi đi tư vấn họ nhận được thù lao cao hoặc nếu làm cho một doanh nghiệp thì mức lương cao. Tại sao vậy?
Tại vì họ xứng đáng nhận được những gì họ xứng đáng!
+ Không thể nói: Người công nhân vất vả ngày đổ bao nhiêu là mồ hôi ngoài công trường, trong xưởng thì vất vả hơn ông giám đốc hay ông quản lý ngồi văn phòng, và người công nhân lương phải cao hơn ông quản lý.
+ Không thể nói: Người làm nghề lao công quét rác dậy sớm thức khuya vất vả mà có lương cao hơn những người làm trong những môi trường TRÔNG CÓ VẺ nhàn hạ hơn.
+ VÀ không thể nói: Một Môi giới cứ chăm chỉ đi dẫn khách là nhất định chốt nhiều. (Nhưng dù sao dẫn khách nhiều cũng là tiền đề để nâng cao năng lực và vấn đề là biết rút kinh nghiệm, nâng cao bản thân liên tục). Và dẫn khách nhiều là yếu tố cần phải có (nhưng chưa đủ).
Thực tế cái gì cũng có giá của nó.
Để có được kiến thức được gọi là CHUYÊN GIA thì người ấy phải dùng trí thông minh, sự chăm chỉ cần cù học hỏi, và nỗ lực (nhiều nỗ lực mà người khác không nhìn thấy được) ... rồi họ sẽ thu về KẾT QUẢ khi phát huy được các giá trị mà họ có.
Mỗi công việc có đặc thù riêng, có cái "sướng" cái "khổ" riêng. Và nỗi khổ về thể chất thực ra nhẹ nhàng hơn với những nỗi khổ về "tinh thần" - đa phần bệnh từ tâm sinh ra trước mà ...
Tóm lại: Anh chị em hãy nỗ lực để mình trở thành chuyên gia trong lĩnh vực, trong khu vực mà mình làm Môi giới.
Muốn vậy phải:
+ Học liên tục, rút kinh nghiệm để nâng cao bản thân mỗi ngày.
+ Tập trung thì mới có thể làm chuyên gia (tập trung vào công việc Môi giới này - 100% thời gian, tập trung vào khu vực mà mình bán - quận - thậm chí tập trung vào phân khúc mà mình đã lựa chọn - tầm tiền + khu vực).
Và có các chuyên gia thì luôn xuất hiện các chuyên gia khác, chỉ cần ngừng học hỏi, ngừng hành động thì sẽ có nhiều người khác đang luôn nỗ lực vượt lên ...
+ Bộ não của bạn hoạt động như các cơ bắp: Không đau đớn, không thành công (No pain, no gain).
+ Xem công việc như một trò chơi:
Từ “trò chơi” nghĩa là vui vẻ, kết nối và đam mê. Kỹ năng được phát triển nhanh hơn khi chúng được nhìn nhận theo cách này, chứ không phải một công việc mệt nhọc, chán nản, lặp đi lặp lại, vô vị.
+ Những huấn luyện viên giỏi chia sẻ một bí quyết để biến những hoạt động cực nhọc thành những trò chơi. Quy tắc chủ đạo là: Nếu nó được tính điểm, nó sẽ biến thành một trò chơi. Ví dụ, chơi một đoạn nhạc bằng guitar có thể là một công việc chán nản. Nhưng nếu bạn đếm số lần bạn thực hiện nó một cách hoàn hảo và tính điểm cho bạn, nó sẽ trở thành một trò chơi. Hãy xem bạn đạt được bao nhiêu điểm trong tuần này. Trong tuần kế tiếp, cố gắng đạt điểm số cao hơn.
+ Chú ý ngay lập tức sau mỗi lần mắc lỗi:
Đa số chúng ta bị dị ứng với lỗi lầm. Khi chúng ta mắc lỗi, bản năng của chúng ta là né tránh, bỏ qua và giả vờ như nó không xảy ra. Điều này không tốt, vì những lần mắc lỗi là những tấm bản chỉ đường để chúng ta cải thiện.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người chú ý kỹ hơn với những lần mắc lỗi học được nhiều hơn nhiều so với những người bỏ qua nó.
+ Coi trọng sự lặp đi lặp lại:
Lặp đi lặp lại là công cụ mạnh mẽ duy nhất để phát triển kỹ năng. Như Lý Tiểu Long từng nói: “Tôi không sợ người tập 10.000 cú đá trong một lần. Tôi sợ người đã tập một cú đá 10.000 lần”.
+ Nghĩ như một người làm vườn, Làm như một người thợ mộc: Chúng ta đều muốn phát triển kỹ năng của mình nhanh chóng – ngay hôm nay. Nhưng sự thật là, tài năng phát triển một cách chậm rãi. Bạn sẽ không chỉ trích một cái cây con bởi vì nó chưa trở thành một cây sồi to lớn; vì vậy cũng đừng khó chịu vì kỹ năng của bạn phát triển một cách chậm rãi. Thay vào đó, hãy xây dựng nó với việc luyện tập sâu mỗi ngày.
Để làm điều này, hãy nhớ “Nghĩ như một người làm vườn, làm như một người thợ mộc”. Suy nghĩ một cách kiên nhẫn, không phán xét. Làm việc một cách kiên định, có chiến lược, biết rằng mỗi mẩu nhỏ sẽ góp phần tạo nên tổng thể.
+ Một nghiên cứu khoa học nhằm tìm kiếm “mẫu số chung của thành công” được tiến hành, cuối cùng các nhà khoa học, doanh nhân sau trên dưới 20 năm nghiên cứu đã kết luận rằng mẫu số chung của thành công: “Người thành công có thói quen làm những việc mà kẻ thất bại không thích làm.”
Và đó là những việc gì? Hóa ra đó đều là những việc mà người thành công lẫn kẻ thất bại đều không thích làm. Nhưng dù không thích thì người thành công vẫn thực hiện những điều đó, vì họ biết rằng đó là cái giá mà họ phải trả nếu muốn tận hưởng những thành công và phần thưởng to lớn xứng đáng hơn trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, người thành công chú trọng kết quả “kết quả tốt đẹp” trong khi kẻ thất bại thì quan tâm nhiều hơn đến “cách thức êm đẹp.” Người thành công quan tâm những kết quả tích cực về lâu về dài mà hành động của họ mang lại, trong khi kẻ thất bại lại quan tâm đến niềm vui cá nhân và sự thỏa mãn tức thời.
Những người thành đạt nhất là những người quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động “hướng đến mục tiêu” trong khi những người bình thường để tâm nhiều hơn đến những hoạt động mang tính “giải tỏa căng thẳng.”
+ Tim Kreider đã từng mô tả trong bài viết trên New York Times rằng: "Chúng ta rất dễ rơi vào chiếc bẫy bận rộn". Chúng ta dành rất nhiều thời gian để than phiền rằng mình bận như thế nào nhưng lại không thực sự suy nghĩ xem toàn bộ thời gian trong ngày đã trôi qua ra sao. Vấn đề là chúng ta luôn nghĩ làm việc liên tục đồng nghĩa với năng suất cao.
Nhưng, nếu chúng ta đang xử lý công việc sai cách thì sao? Duy trì trạng thái bận rộn không nhất thiết đồng nghĩa với việc chúng ta đang làm việc năng suất hay hiệu quả. Thực tế của trạng thái bận rộn chính là chúng ta bị cuốn theo những việc nhỏ nhặt, đơn giản thay vì xử lý những "tảng đá" vấn đề quan trọng thực sự.
Thay đổi lúc nào cũng khó khăn. Thói quen cũng không dễ hình thành. Nếu bạn muốn học một kỹ năng mới, đừng kỳ vọng mình ngay lập tức sẽ đạt “đẳng cấp thế giới”.
+ Mục tiêu càng lớn, đường đến càng dài. Hãy bắt đầu từ những mục tiêu vừa phải, kiên trì theo đuổi nó. Khi bạn đạt được những cột mốc thành công nhất định, bạn sẽ có cơ hội nhìn lại, đánh giá lại những gì mình đã làm và mục tiêu của bạn sẽ trở thành hiện thực một ngày không xa.
"Cuộc sống giống như đi xe đạp. Để giữ thăng bằng, bạn phải liên tục tiến lên".
Hầu hết những người mà chúng ta thấy thông minh đều không đạt được mọi thứ một cách đột ngột hay thông qua ma thuật. Họ chỉ làm những việc nhỏ mà hầu hết mọi người đều bị bỏ quên. Và theo thời gian, những điều nhỏ nhặt này tích tụ lại, biến thành thành quả mà những người xung quanh luôn ngưỡng mộ và khao khát.
“Tôi không thể đưa cho bạn một công thức chắc chắn để thành công, nhưng tôi có thể cho bạn một công thức để trở nên thất bại: Luôn cố gắng làm hài lòng tất cả người khác” – Herbert Bayard Swope.
+ Lo âu căng thẳng là điều nên tránh nhưng căng thẳng tích cực là tốt. Hãy tránh những sự căng thẳng tiêu cực như lời phê bình tiêu cực, những ông chủ thô bạo, v.v.., vì nó khiến bạn trở nên yếu đuối và mất tự tin. Nhưng cũng có sự “căng thẳng tích cực” – những hình mẫu lý tưởng giúp bạn vượt qua giới hạn của chính mình, những bài thể dục giúp lấy đi sự mệt mỏi hay sự liều lĩnh cho phép bạn được hành động theo ý mình, v.v.., đây là những căng thẳng có lợi và là nhân tố thúc đẩy bạn phát triển.
+ “Có thể hành động không phải lúc nào cũng mang lại hạnh phúc, nhưng sẽ không có hạnh phúc nếu không hành động” – Benjamin Disraeli, cựu thủ tướng Anh.
Xác định nguyên nhân của sự tầm thường
Bạn cần tránh những nguyên nhân phổ biến của sự tầm thường sau:
1) Sống trong quá khứ;
2) Thiếu mục đích sống;
3) Những sự việc đơn lẻ – mỗi suy nghĩ, lựa chọn và hành động hình thành nên con người của bạn.
4) Thiếu sự cam kết và kỷ luật.
5) Bao quanh bởi những con người tầm thường;
6) Thiếu sự phát triển bản thân
7) Thiếu sự thúc đẩy, ham muốn mạnh mẽ.
https://facebook.com/photo.php?fbid=454887381810776&id=100018685539338&set=a.103270683639116
Học viện Vạn Phúc - Siêu Môi giới Số 1 Việt Nam Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.