LÒNG TRUNG THÀNH ?

(90% người ta chưa thực sự hiểu điều tưởng chừng quen thuộc này).

Những người anh em đi cùng tôi xác định là cùng vượt qua sóng gió, chứ không phải chỉ đi cùng lúc vinh quang, còn cứ có sóng gió là buông giáo đầu hàng. Hoặc ngược lại: Khi còn nghèo khổ thì trân trọng cái tình, khi có tiền rồi thì cái tôi lại cao vời kiêu mạn, không như ý mình là nghĩ ngay người khác sai, yếu và coi thường, bức xúc ... Chúng ta cùng soi lại tâm mình liên tục!

Trong sự nghiệp: Sóng gió từ thị trường, đối thủ, khách hàng ... luôn đến rồi đi rồi lại đến ...

+ Trung thành với tổ quốc hay không: Đừng vội nói mình là người trung thành với tổ quốc - không dễ như ta nghĩ đâu: Hãy thử tưởng tượng có kẻ bặm trợn dí súng yêu cầu bạn làm hành động phản bội tổ quốc, bạn có làm không? Thậm chí nói nếu không làm thì sẽ giết hết người thân ruột thịt - bạn có làm không? và nếu làm sẽ đưa cho bạn số tiền rất lớn mà nhiều người cả đời làm không được - bạn có làm không? Không dễ để như Trần Bình Trọng khi bị giặc bắt không những uy hiếp mà thậm chí còn hứa hẹn nếu theo giặc sẽ được làm vương, đã lựa chọn chết hiên ngang với câu nói đầy khí phách mạnh mẽ: Thà làm ma nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc.

+ Trung thành với tổ chức mình làm: Nếu tổ chức khác cứ đưa ra tiền để mua bí kíp kinh doanh, để làm mật thám, để lôi kéo bỏ nơi cũ theo nơi mới ... rồi bạn vì lợi ích bản thân để theo thì bạn sẽ đi mãi đến bao giờ? Nếu bạn có thực lực thì bạn không bao giờ chết đói dù bất kỳ ở đâu, vậy bạn đã đủ ăn rồi mà còn vì tham lam hơn thua một chút mà mất đi phẩm chất tốt đẹp để đánh đổi lấy một chút quyền lợi hoặc cảm giác dễ chịu nào đó? Lời thề của những người có đạo đức trong nghề nghiệp sẽ luôn là: Không chuyển ngang sang làm cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp ít nhất trong bao nhiêu năm dù đối thủ có trả lương, chính sách cao hơn; không mở doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp thị trường, lôi kéo nhân sự, khách hàng ... Nếu không giữ được điều đó thì đừng mở miệng nói mình giữ đạo trung thành. Tất cả dù lý do gì đi nữa, dù khó khăn gì đi nữa thì khác gì phản bội, còn lý do chỉ là lý do. Trừ trường hợp tổ chức mình đang làm có điều không công bằng, không hợp đạo đức, đạo lý, mình đã góp ý mà nỗ lực thay đổi mà không thành ... Nhiều người lấy lý do này để phản bội, nhưng thực chất phản bội thì vẫn là phản bội dù lý do gì, tất cả chỉ là bao biện. Và nhiều điều dù là nhỏ nhặt nhưng lợi mình, hại cho tổ chức, vi phạm quy định, quy chế, quyền lợi của đồng đội, của tổ chức thì cũng đừng làm nếu không muốn trả giá về sau ... nếu có sai lầm thì sửa, cũng đừng vì tự ái mà không dám đối mặt trốn tránh để rồi lại mất đi những điều khác giá trị hơn nhiều.

+ Trung thành với những giá trị tốt đẹp, với đạo đức, đạo lý ... hay vì tiền tài danh lợi mà bất chấp ...

+ ...

Để giữ được lòng trung thành nếu bạn là người giỏi chắc chắn bạn phải vượt qua các cám dỗ bên trong chính mình phát sinh và cả bên ngoài: Cảm giác thiện thòi, thua thiệt so với người giỏi như mình ở các quốc gia, tổ chức bé nhỏ hơn đang mời gọi bạn ... vì họ cần giá trị nơi bạn, những giá trị đã được chính nơi sinh ra bạn tạo thành. NHƯNG bạn ơi, hãy tin đó chỉ là ngắn hạn, trước mắt ... lâu dài sẽ là câu chuyện ngược lại. Bởi vì: Giá trị cuộc sống không chỉ là tiền tài danh vọng, còn nhiều thứ khác giá trị hơn, và tương lai lâu dài thì ai giữ được đạo đức, đạo lý, người đấy có được nhiều những thứ quý giá nhất trên đời ...

Sóng gió, biến động trong cuộc đời ai chưa từng nếm trải thì chưa thực sự trưởng thành.

Càng vượt qua sóng to, gió lớn người ta sẽ càng trở nên mạnh mẽ, sâu sắc hơn.

Nếu gặp sóng gió lại đầu hàng thì tức là mình chưa mạnh mẽ.

Những thử thách không làm chúng ta chết thì sẽ giúp chúng ta mạnh mẽ hơn.

Cứ giữ lấy những giá trị tinh thần tốt đẹp đúng đạo đức, đạo lý làm tối thượng đi, không dễ chết đâu. Mà có chết thì ai trên đời cũng sẽ phải chết 1 lần, chết trong tâm thế bình an tốt đẹp chứ nhỉ.

ÂN ĐỨC NHÂN
Chọn lọc những nội dung phát triển cá nhân, phát triển tổ chức hiệu quả cao và bền vững. Chuyên sâu trong lĩnh vực Bất động sản và nghề Môi giới.